Tiếng Đức B1 là trình độ đầu vào của bậc trung cấp về khả năng sử dụng ngoại ngữ, và tương đương Ielts 6.5 tiếng Anh. Thi đạt chứng chỉ B1 là yêu cầu tối thiểu bắt buộc cho những học viên muốn sang Đức theo diện du học tất cả các cấp.
Vì sao phải đạt được tiếng Đức B1 để du học Đức?
Đây là câu hỏi mà ai cũng sẽ đặt ra khi tìm hiểu về chương trình du học nghề tại Đức. Tại sao lại là tiếng Đức B1 mà không phải A2 hay B2 hay cao hơn nữa là C1?
Tiếng Đức B1 là trình độ đầu vào của bậc trung cấp về khả năng sử dụng ngoại ngữ, và tương đương Ielts 6.5 tiếng Anh. Thi đạt chứng chỉ tiếng Đức B1 là yêu cầu tối thiểu bắt buộc cho những học viên muốn sang Đức theo diện du học tất cả các cấp: cấp 3, học nghề, đại học, thạc sỹ…Sang Đức học viên còn phải tiếp tục hoàn thành các khóa học dự bị ngoại ngữ đạt trình độ cao hơn B2, C1 rồi mới tiếp tục vào chương trình học chính thức.
Vậy khi đạt được B1 thì chúng ta có thể đạt được khả năng sử dụng ngôn ngữ ra sao?
Tiếng Đức B1 – Trung cấp: Có thể hiểu được các ý chính nếu người đối thoại nói chuẩn và nếu nội dung câu chuyện liên quan đến các ngữ cảnh quen thuộc như công việc, trường học, giải trí… Có thể tự vượt qua được hầu hết các vấn đề giao tiếp khi du lịch. Có thể diễn đạt một cách đơn giản và logic về các chủ đề cá nhân thường nhật. Đã có thể kể về các kinh nghiệm, sự kiện, ước mơ và hy vọng. Có thể giải thích đơn giản về các kế hoạch và dự định.
Từ A1 đến B1, chúng ta có thể học liền mạch, và nó sự liên kết hoàn hảo và vẫn có thể đạt được với hầu hết những ai chăm chỉ, quyết tâm và có phương pháp học phù hợp. Tuy nhiên càng lên trình độ cao sẽ càng khó, từ trình độ B1 sang B2 (trình độ cao hơn của bậc trung cấp về khả năng sử dụng ngoại ngữ) lại hoàn toàn khác và nó cần một sự cố gắng cực kỳ cao cũng như khả năng tự học, tự rèn luyện của học viên.
Tiếng Đức B1 có đủ dùng tại Đức?
Có thể nói hơn 90% học viên sang Đức học nghề là với trình độ B1 và 100% học viên sang Đức đều sốc nặng vì trong 6 tháng đầu gần như “câm – điếc”, đặc biệt với chương trình học có nhiều từ mới, từ chuyên ngành, cấu trúc ngôn ngữ phức tạp.
Để khẳng định 100% rằng tiếng Đức B1 qua Đức không đủ dùng thì là hoàn toàn sai. Nhưng thực sự sẽ có những khó khăn nhất định, đặc biệt trong thời gian đầu. Một số lý do khiến học viên Việt Nam khi sang Đức gặp rất nhiều khó khăn với tiếng Đức như sau:
Để cải thiện, và để có thể có một vốn tiếng Đức “đủ dùng” khi bước chân sang Đức, mình rút ra những kinh nghiệm sau:
Để tự học thì cần phải có động lực, và cách học hiệu quá. Hãy nghĩ và tạo cho mình cách học tiếng Đức hiệu quả như sau:
Tham khảo thêm bí kíp học tiếng Đức hiệu quả
https://cmmbvietnam.com/bi-kip-hoc-tieng-duc-tu-trinh-do-a1-den-b2-mot-cach-hieu-qua.html
https://cmmbvietnam.com/thi-b1-tieng-duc-co-kho-khong.html
Tóm lại, với B1 sẽ không ai dám khẳng định có đủ dùng hay không. Nhưng với B1 của những người chăm chỉ học, chịu khó giao tiếp, tự tạo môi trường tiếng Đức cho bản thân thì sẽ hoàn toàn có thể đủ dùng. Sự tiếp xúc, nhận thức, mối liên kết tương quan khi mới qua Đức sẽ tốt hơn những bạn lười. Những bạn chỉ chăm chú thi B1 lấy lệ, rồi qua Đức thì B1 sẽ hoàn toàn không đủ để sử dụng.
Trên đây là một vài chia sẻ, cũng như có thể xen lẫn những điều thực tế mà học sinh du học nghề tại Đức đã trải qua. Nó sẽ có đúng hoặc sai, đây là những tương đồng ý kiến.
Sắp tới bạn cùng người thân có chuyến du lịch Singapore đầy hứa hẹn. Và một thắc mắc có lẽ nhiều người tự hỏi để chuyến đi thêm phần hoàn hảo đó là: Singapore dùng tiếng gì? Nói ngôn ngữ nào thông dụng nhất?
Singapore được biết đến là đất nước với nhiều người nhập cư đến từ nhiều quốc gia khác nhau: 74,2% là người Hoa, Mã Lai chiếm 13,4% dân số, kế tiếp người Ấn 9,2%, Perankan 3,3%, số còn lại thuộc về người Á Âu.
Chính vì sự đa dạng đến từ nhiều nền văn hóa nên Singapore đã chọn ra hẳn 4 ngôn ngữ để sử dụng cùng một lúc. Theo Hiến pháp của Singapore, 4 ngôn ngữ đó bao gồm:
1, Tiếng Anh: được sử dụng phổ biến rộng rãi trong nhà trường, cơ quan nhà nước. Nhưng nếu xét về thực tế tiếng Anh tại đây là ngôn ngữ pha tạp, trộn lẫn với tiếng Trung và Malay. Người ta gọi đây là ‘’SingLish”.
Ví dụ từ May Mắn sẽ được nói là ‘’Tyco’’ hoặc ‘’Huat’’ thay vì ‘’Lucky’’. Nguồn gốc từ này xuất phát từ Phúc Kiến (Trung Quốc). Hoặc trong một câu, có thể xuất hiện cả tiếng Anh lẫn tiếng Trung hoặc Malay. Chẳng hạn như "Huat ah! I won lottery!" – Thật là quá may, trúng vé số rồi!.
Có thể thấy, trong một câu thì Singlish là sự kết hợp của tiếng Trung, Malay, Tamil và tiếng Anh gốc.
Singlish được dùng trong văn nói hàng ngày giao tiếp xã hội giữa gia đình, bạn bè, đi chợ hay gọi taxi. Còn English dùng trong văn bản, trong những nơi yêu cầu sự trang trọng như gặp gỡ đối tác, công sở, khách hàng.
2, Tiếng Hoa: Vì 74,2% người Singapore có xuất thân đến từ Trung Hoa nên không lấy gì làm lạ ngôn ngữ này lại được xuất hiện tại rất nhiều nơi.
3, Tiếng Mã lai: Mặc dù chỉ hơn 13% người Sing có nguồn gốc từ Malay nhưng xét về yếu tố lịch sử khi Singapore từng là một phần trực thuộc Malaysia nên tiếng Mã Lai vẫn được duy trì như là một phần không thể tách rời. Chính bài hát quốc ca Majulah Singapura được hát hoàn toàn bằng tiếng Mã Lai
4, Tiếng Tamil: với nguồn gốc từ Ấn Độ, Sri Lanka nhưng tại Sing hiện nay, Tamil được sử dụng hơn cả.