Kế Hoạch Phòng Chống Đuối Nước Ở Trẻ Em

Kế Hoạch Phòng Chống Đuối Nước Ở Trẻ Em

Mua sắm thông qua ứng dụng của chúng tôi để được:

Biến tri thức thành kỹ năng trong hè

Chào ông, xin ông cho biết nghỉ hè có ý nghĩa như thế nào với sự phát triển của con trẻ?

Xin chào độc giả Báo Thanh Niên, với áp lực học tập bây giờ cũng như áp lực xã hội thì mùa hè là khoảng thời gian để lắng lại, cân bằng về tinh thần. Đây là thời gian chúng ta tổ chức các hoạt động ứng dụng dạy người, rèn luyện phẩm chất, kỹ năng, đưa tất cả kiến thức các em đã học được mang tính chất lý thuyết trong 1 năm học vào thực tiễn. Từ đó, giúp các em vận dụng và biến nó trở thành năng lực của mình, chuyển biến tri thức thành kỹ năng, trở thành giá trị thực của các em trong cuộc sống.

Không phải nghỉ hè là cứ cho các em đi chơi, tham gia các hoạt động, mà mùa hè của trẻ cần được thiết kế dựa trên mục tiêu giáo dục. Cha mẹ cần xem con mình đang thiếu kỹ năng gì, cần phải tạo môi trường khám phá điều gì… làm cơ sở thiết kế chương trình hè cho con.

Vậy khi thiết kế mùa hè cho con, cha mẹ cần chú ý những điều gì, thưa ông?

Ngày nay, mô hình tổ chức hoạt động hè đang nở rộ. Cha mẹ có thể tham khảo một công ty nào đó chuyên về lĩnh vực này. Tuy nhiên, phụ huynh cần có kỹ năng đánh giá trung tâm đó có hướng đến mục tiêu giáo dục như mình mong muốn hay không, người tổ chức đấy có kinh nghiệm hay không, giáo viên dạy kỹ năng cho con có trình độ hay không,…

Theo tôi, tùy thuộc vào nhóm tuổi, môi trường, sự quan tâm của các em để phụ huynh thiết kế mùa hè cho con phù hợp.

Ví dụ, trẻ mầm non thì cần yếu tố an toàn để khám phá thế giới. Hoạt động mùa hè hướng đến phát triển toàn diện năng lực về vận động thô, vận động khéo léo. Các hoạt động của trẻ mầm non nên gắn với kết nối tình thân. Qua đó giúp trẻ phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp, tiếng Anh, năng lực vận động, có một số năng lực tiền học đường như nhận biết màu sắc, con vật, chữ cái, số.

PGS-TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học Giáo dục - Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội)

Trẻ tiểu học có thể tham gia khám phá môi trường xa hơn, thế giới xung quanh như trong khuôn viên, vườn bách thú hay khu trải nghiệm. Các hoạt động trong kỳ nghỉ hè của trẻ cần phối hợp cân bằng hoạt động tĩnh - động, hoạt động trí não - thể lực, định hướng giúp con phát triển vốn từ vựng, làm việc nhóm…

Như vậy, dù thiết kỳ nghỉ hè cho con thế nào cũng cần hướng đến 4 mục tiêu:

Đừng để mùa hè của trẻ thêm căng thẳng

Theo ông, việc giáo dục thể chất kết hợp giáo dục tinh thần cho trẻ trong kỳ nghỉ hè đóng vai trò thế nào trong sự phát triển của các bé?

Mùa hè là cơ hội giúp các em rèn luyện thể chất, kỹ năng sinh tồn, nhưng trong sức khỏe thể chất phải có kiến thức. Dịp này, các em có thể rèn luyện các kỹ năng mềm trong đó có các kỹ năng quản lý sức khỏe, sức khỏe tinh thần, rèn luyện kỹ năng liên quan hoạt động nhóm, thuyết trình, giáo dục tài chính, sống an toàn trên không gian mạng…

Cha mẹ cần xác định cho con 5 – 10 năm tới trở thành người thế nào, làm nghề gì. Mùa hè cũng là thời gian để các con lắng lại, không bị lo âu, cha mẹ cần tạo ra những môi trường cho con không làm gì cả nhưng con vẫn thấy mình được quan tâm.

Đưa con đi tham gia hết hoạt động này đến hoạt động khác trong hè có thể khiến mùa hè của trẻ căng thẳng hơn. Đừng để mùa hè của trẻ thêm căng thẳng như vậy!

Vẫn tất bật với công việc, một số phụ huynh thừa nhận chưa biết sắp xếp thời gian thế nào để cân bằng giữa công việc – chăm con mùa hè. Sau cùng, xin ông gợi ý những cách kết nối giữa cha mẹ và trẻ trong dịp này?

Nhiều khi không cần làm gì cả, chỉ cần mỗi tối cha mẹ con cái quây quần bên mâm cơm, sau bữa cơm cùng chơi trò chơi gì đấy ở trên bàn, kết nối tình thân.

Cựu tuyển thủ bơi lội Nguyễn Thị Ánh Viên dạy bơi cho trẻ em TP.HCM

Đó là hoạt động cần thiết trong mỗi mùa hè, nhất là trong bối cảnh giờ khoảng cách thế hệ ngày càng xa, càng ngày không kết nối được với con khi con qua tuổi dậy thì. Đây là dịp để các gia đình xây dựng thói quen kết nối lại thành viên trong gia đình.

Mỗi gia đình phải lên kế hoạch, không thể nào đổ tại bận quá nên tôi không dành thời gian cho con, tất cả gia đình khác thì sao?

Phụ huynh có thể tận dụng sức mạnh nhóm theo cách gắn bó các gia đình chơi theo nhóm. Mỗi người đều có thời gian nghỉ phép, có thể sắp xếp nghỉ luân phiên, đưa các bé tham gia hoạt động có sự giám sát của người lớn, qua đó các con được trải nghiệm, có cơ hội rèn kỹ năng.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!