Công ty Cổ phần Đầu tư và Cung ứng Nhân lực Năm Châu (Nam Chau IMS) là một trong những đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực tư vấn du học & xuất khẩu lao động.
Đài Loan sửa đổi quy định về ngày nghỉ đối với người lao động làm việc tại Đài Loan
Thực hiện Công văn số 182/VPĐB-LĐ của Ban quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan báo cáo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lao động cơ bản Đài Loan.
Ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ pháp định đối với người lao động làm việc tại Đài Loan được quy định như sau:
I. Các ngày kỷ niệm người lao động được nghỉ theo quy định:
1.Ngày kỷ niệm thành lập: ngày 01 tháng 01
2.Ngày kỷ niệm Hòa Bình: ngày 28 tháng 02
3.Ngày song lập: ngày 10 tháng 10
4.Ngày quốc tế lao động: ngày 01 tháng 5
II. Các ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết pháp định, gồm:
1.Tết Âm lịch: từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 03 tháng 01 âm lịch (03 ngày)
2.Tết Nhi đồng: ngày 04 tháng 4 (khi Tết Nhi đồng trùng với ngày Tết Thanh minh thì nghỉ trước 01 ngày, nhưng nếu trùng vào ngày thứ 5 thì nghỉ 01 ngày vào ngày sau đó)
3..Tết Thanh minh (vào ngày tiết thanh minh): thường vào ngày 05 tháng 4 âm lịch
4.Tết Đoan ngọ: ngày 05 tháng 5 âm lịch
5.Tết Trung thu: ngày 15 tháng 8 âm lịch
6.Ngày 30 Tết: ngày 30 tháng 12 âm lịch
7.Ngày nghỉ khác theo thông báo của cơ quan chủ quản trương ương.
Như vậy, theo quy định mới, tổng số ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ pháp định của người lao động làm việc tại Đài Loan quy định trong một năm là 12 ngày, giảm 7 ngày so với quy định cũ.
Danh mục ngày nghỉ là một bộ phận của mẫu Hợp đồng lao động dành cho lao động Việt Nam làm việc trong các đơn vị sản xuất, công trường, xây dựng, các đơn vị dịch vụ xã hội và thuyền viên tàu cá gần bờ được đăng tải trên website của Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan
Easter - Lễ Phục Sinh là một lễ hội của Kito giáo được tổ chức hàng năm để kỷ niệm sự phục sinh của Chúa Giêsu. Lễ Phục Sinh không diễn ra vào một ngày cố định mà được tổ chức vào ngày Chủ nhật đầu tiên sau đêm trăng tròn của xuân phân. Thời gian này được tính dựa trên lịch Gregorian của các nhà thờ phương Tây. Ngày tổ chức Lễ Phục sinh cũng được gọi là Ngày Chủ Nhật Phục Sinh.
Ý nghĩa của ngày Lễ Phục Sinh gắn liền với nguồn gốc trong tôn giáo. Theo Kinh Tân Ước, Chúa Giêsu bị chính quyền La Mã bắt giữ và coi ngài là mối đe dọa với đế chế này. Sau đó, Chúa bị kết án tử hình bằng cách đóng đinh trên cây thập tự giá (vào ngày Thứ Sáu của Tuần Thánh)
Sau đó 3 ngày, tức là vào Chủ Nhật, Chúa Giêsu đã sống lại (phục sinh) và chứng minh rằng mình là con trai của Thượng Đế. Ngày Lễ Phục Sinh được tổ chức hàng năm để tôn vinh sự chiến thắng của Chúa Giêsu trước cái chết. Đây cũng là biểu tượng niềm tin mãnh liệt của tín đồ đối với giáo lý và những lời rao giảng của Ngài.
Lễ Phục sinh 2024 rơi vào Chủ nhật, ngày 31 tháng 3.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Lễ Phục sinh là ngày gì? Đây có phải ngày nghỉ lễ hưởng nguyên lương của người lao động không? (Hình từ Internet)
Lễ Phục sinh có phải ngày nghỉ lễ hưởng nguyên lương của người lao động không?
Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Ngoài ra căn cứ tại quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Và tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Theo đó, trong những trường hợp nghỉ hưởng nguyên lương theo ngày nghỉ lễ, tết không có trường hợp quy định người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày Lễ Phục sinh.
Như vậy, người lao động sẽ không được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày Lễ Phục sinh.
Tuy nhiên, người lao động có thể sử dụng ngày nghỉ phép năm của mình để được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này.
Bên cạnh đó, nếu ngày Lễ Phục sinh trùng vào các các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động vẫn sẽ được nghỉ hưởng nguyên lương.
Làm việc vào các ngày nghỉ lễ thì người lao động được nhận mức lương như thế nào?
Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Như vậy, theo quy định trên, người lao động đi làm dịp lễ thì được hưởng mức lương như sau:
- Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.
- Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Các ngày nghỉ lễ ở Hàn Quốc là những ngày nghỉ lễ do luật pháp Hàn Quốc quy định. Vào ngày nghỉ lễ, các văn phòng cơ quan chính phủ và trường học công lập đóng cửa, trừ doanh nghiệp nhà nước. Từ đó, các công ty hay tập đoàn tư nhân có quyền ký thỏa ước tập thể quy định về việc đi làm vào ngày nghỉ lễ.
Hàn Quốc không áp dụng ngày nghỉ thay thế, nghĩa là không được nghỉ bù ngày khác nếu ngày nghỉ lễ rơi vào cuối tuần. Tháng 4 năm 2013, có nguồn tin cho biết một tiểu ban trong Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua một luật cho phép nghỉ bù nếu ngày lễ rơi vào thứ Bảy hoặc Chủ nhật.[1]
Các ngày nghỉ lễ theo quy định của luật Hàn Quốc là: Ngày Chủ nhật, các ngày nghỉ lễ quốc gia gồm Ngày Độc lập, Ngày Giải phóng, Ngày Lập quốc và Ngày Hàn ngữ, Ngày 1 tháng 1, Tết âm lịch (gồm ngày cuối tháng Chạp, ngày 1 tháng Giêng và ngày 2 tháng Giêng), Ngày Phật đản, Ngày Thiếu nhi, Ngày Tưởng niệm, Tết Trung thu (ba ngày 14, 15 và 16 tháng 8 âm lịch), Ngày Giáng sinh, Ngày bầu cử chính thức và ngày khác do Chính phủ Hàn Quốc quy định.[2]