Nhật Thực

Nhật Thực

Đơn vị tính giá trên Website : theo 1 KG

Miso - cốt lõi của nền ẩm thực Nhật Bản

Miso không chỉ là một món súp. Thành phần được làm từ đậu nành lên men, gạo, muối và nấm kojikin, là một thành phần chính trong các món ăn Nhật Bản. Bạn có thể tìm thấy chúng dưới dạng một loại canh, một loại gia vị, một loại sốt, và thậm chí một loại mứt. Thực tế, việc gặp phải món miso là điều khó tránh khỏi khi ăn uống tại Nhật Bản.

Miso chứa các chất đạm, vitamin B1, B2, B6, B12, E, K, niacin và axit folic, cũng như natri, canxi, kali, magiê, sắt, kẽm, iốt, selen và chất xơ, axit béo không bão hòa đơn, và axit béo không bão hòa đa.

Để tìm hiểu về nền tảng ẩm thực của Nhật Bản, một chuyến ghé thăm đến Yuasa tại Tỉnh Wakayama rất nên có trong hành trình đi Nhật của bạn. Dành chút thời gian ghé thăm các nhà máy miso, nơi vẫn tạo ra các thành phần theo phong cách truyền thống và mang đến hỗn hợp với các hương vị kết hợp đáng chú ý - những món phải ăn thử.

Yuzu—một loại siêu trái cây hương vị tươi ngon

Trong khi tất cả các loại trái cây họ cam quýt có nguồn vitamin C phong phú, thì Yuzu trở thành siêu thực phẩm nhờ mức độ cao gấp ba lần so với chanh. Yuzu cũng có hàm lượng chất chống oxy hóa đặc biệt cao, và một mùi thơm được cho là có tác dụng cải thiện tâm trạng và chống mệt mỏi.

Việc lai giống giữa bưởi, chanh và quýt này rất được ưa chuộng vì có nhiều lợi ích cho sức khoẻ cũng như vì có hương thơm và vị cam quýt của nó. Một yếu tố khác khiến cho yuzu đắt tiền chính là do cần nhiều thời gian để phát triển, có những cây cần đến mười năm để trưởng thành trước khi chúng bắt đầu cho loại trái cây thơm ngát này.

Yuzu mọc chủ yếu ở Tỉnh Kochi , vì vậy chúng đã tạo nên nét ẩm thực độc đáo cho vùng này. Bạn sẽ thường bắt gặp nước ép được dùng làm gia vị và vỏ được dùng để trang trí. Một trong những cách dùng phổ biến nhất của chúng là dùng sốt ponzu trộn với nnước tương và giấm. Chúng cũng là thành phần phổ biến trong nước ép dành cho nước ngọt có vị chua, hơi đắng hoặc trong đặc sản rượu yuzu của Kochi, một loại rượu mạnh giúp làm tỉnh người trong ngày hè nóng bức.

Một quả umeboshi (mơ muối nhật bản) đặt ở phía trên chén cơm

THỰC TẬP SINH KỸ NĂNG NHẬT BẢN LÀ GÌ?

Ngoài hình thức xuất khẩu lao động đã được biết đến từ lâu, hiện nay các bạn còn nghe tới cụm từ “thực tập sinh kỹ năng” sang Nhật Bản. Tại sao lại như vậy? Hai hình thức này khác gì nhau và tại sao lại gọi có chương trình thực tập sinh đi Nhật? Ở một số nước như Singapore, Đài Loan… cũng đã xuất hiện chương trình “thực tập sinh Nhật Bản” chứ không riêng gì Nhật Bản. Điều đó chứng tỏ hình thức thực tập sinh sẽ là xu thế mới cho những lao động ra nước ngoài.

Chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản là chương trình của chính phủ Nhật Bản đưa ra với mục đích đào tạo cho lao động của các nước đang phát triển về mặt kĩ thuật, công nghệ cũng như các kiến thức về ngành nghề mà lao động đó làm việc. Chương trình XKLĐ Nhật Bản này có mục đích là chuyển giao kĩ thuật thông qua các lao động đang làm việc tại Nhật Bản để sau khi về nước các lao động này sẽ là nguồn nhân lực có trình độ cao trong ngành nghề được đào tạo.

Như vậy, đây là chương trình của chính phủ Nhật Bản và Việt Nam cũng là một trong số nhiều nước ký kết chương trình này với Nhật. Các lao động sang Nhật Bản làm việc theo chương trình này gọi chung là thực tập sinh (TTS).

Chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản không chỉ giải quyết được tình trạng việc làm trong thời điểm hiện tại mà qua đó, Người lao động sẽ có cơ hội nâng cao kỹ năng nghề nghiệp; cải thiện và nâng cao tác phong làm việc công nghiệp; nâng tầm nhận thức về kỹ thuật, và đặc biệt là nâng cao trình độ ngoại ngữ tiếng Nhật cho bản thân.

Không chỉ có vậy, đối với hầu hết các thực tập sinh tại Nhật Bản sau khi về nước đều có cơ hội làm việc trong các công ty, nhà máy của Nhật tại Việt Nam với nhiều ngành nghề đa dạng như cơ khí, điện tử, dệt may, nông nghiệp,… Đồng thời, đây cũng chính là nền tảng vững chắc để giúp các bạn có thể vững vàng hơn trong sự nghiệp tương lai.

• PHÂN BIỆT SỰ KHÁC NHAU GIỮA CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP SINH KỸ NĂNG SỐ 1, SỐ 2 VÀ SỐ 3:

Như đã giới thiệu bên trên về các mốc thời gian mà TTS cần biết. Thời gian làm việc ở Nhật sẽ kéo dài từ 1 năm đến 5 năm. Tuy nhiên, khoảng thời gian này sẽ được chia ra làm 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: năm đầu tiên hay còn gọi là chương trình thực tập sinh kỹ năng số 1.

Giai đoạn 2: năm thứ 2 và năm thứ 3 hay còn gọi là chương trình thực tập sinh kỹ năng số 2.

Giai đoạn 3: năm thứ 4 và năm thứ 5 hay còn gọi là chương trình thực tập sinh kỹ năng số 3.

Như vậy, chương trình thực tập sinh kỹ năng số 1 số 2 và số 3 sẽ khác nhau về giai đoạn. Tiếp theo đó là khác nhau về mức lương vì như đã nói ở trên mỗi năm lao động sẽ phải thi tay nghề một lần, sau khi thi đạt các TTS sẽ được phân công các công việc khác phù hợp với trình độ và mức lương cũng cao hơn (vì có kỹ năng tốt hơn mà).

Một điểm khác nhau nữa đó là lao động đi XKLĐ Nhật Bản đều phải qua chương trình TTS kỹ năng số 1 nhưng chưa chắc đã có số 2 hay số 3. Lý do đó là vì các bạn nếu chỉ làm 1 năm thì không có chương trình TTS kỹ năng số 2 – 3. Còn nếu các bạn làm 3 năm thì sẽ không có chương trình thực tập sinh kỹ năng số 3.

• ĐIỀU KIỆN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP SINH KỸ NĂNG NHẬT BẢN

– Trình độ học vấn: Tốt nghiệp cấp 2 trở lên

Nam:cao từ 1,60m trở lên, nặng từ 50kg trở lên

Nữ: cao từ 1,48m trở lên, nặng từ 40kg trở lên

– Có sức khỏe tốt, không có dị tật, không mắc các bệnh truyền nhiễm, HIV…

– Chưa từng tham gia chương trình thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản, chưa từng xin visa vào Nhật Bản.

– Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm theo ngành nghề đăng ký tham gia tại chương trình thực tập sinh kỹ năng.

Umeboshi–mơ muối hương vị đậm đà

Nếu bạn chưa từng để ý đến chúng, thì quả mơ ngâm muối umeboshi này sẽ là một thứ mà bạn nên nếm thử. Hương vị chua dịu và hơi mặn làm cho chúng trở thành một thành phần linh hoạt cho nhiều món ăn, nhưng chìa khóa thực sự làm cho chúng trở nên phổ biến chính là mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Thực trạng siêu thực phẩm của Umeboshi được chú giải đầy đủ và xuất hiện từ thời Heian (794-1185) khi người dân Nhật Bản dùng chúng làm thuốc. Hàm lượng axit citric cao giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường hệ thống miễn dịch và tăng cường năng lượng, trong khi đó polyphenol của chúng được dùng để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và hạ huyết áp.

Umeboshi được sử dụng trong nhiều loại món tráng miệng

Những người chưa quen ăn món umeboshi này thì không nên ăn không chúng. Thay vào đó, hãy thử ăn kèm với cơm để làm nổi bật hương vị món ăn và tăng thêm vị chua chua mặn mặn. Umeboshi cũng thường được tìm thấy trong nhân của cơm nắm onigiri. Một cách khác để dùng thử là uống rượu mơ umeshu.

Những người yêu thích Umeboshi nên đến thăm tỉnh Wakayama , nổi tiếng là nơi sinh trưởng umeboshi tốt nhất nước. Có vài nhà máy umeboshi cung cấp các dịch vụ du lịch và cơ hội để bạn tự ngâm hoặc làm mứt và nước ép.

Natto, lòng đỏ trứng và hành lá đặt lên trên cơm

Có lẽ Natto còn bổ hơn món ăn gây nghiện là umeboshi. Loại đậu nành lên men này được phân chia theo độ nồng của mùi và kết cấu sợi cùng với độ nhớt. Đối với những ai cảm nhận được sự quyến rũ của loại đậu có mùi đặc trưng này, thì natto là một món bổ sung dinh dưỡng cho người ăn kiêng. Chúng thường dùng kèm với cơm và hành lá để làm thành món ăn lành mạnh và bổ dưỡng.

Như hầu hết các loại đậu khác, loại đậu Nhật Bản truyền thống này là một nguồn chất đạm dồi dào. Chúng chứa nattokinase, một loại enzyme có thể làm loãng máu và cải thiện lưu lượng máu, khiến chúng trở thành một lựa chọn cho chế độ ăn uống tuyệt vời để ngăn ngừa máu đông, tăng huyết áp, đột quỵ và đau tim.

Ngoài ra, natto còn là nguồn vitamin K2 tuyệt vời, rất quan trọng cho sự khỏe mạnh của xương khớp. Những người dùng natto thường xuyên cho thấy họ có mật độ xương cao hơn đáng kể so với những người không dùng, và chúng giúp bảo vệ phụ nữ chống lại bệnh loãng xương.