Top 10 Doanh Nghiệp Logistics Việt Nam 2023

Top 10 Doanh Nghiệp Logistics Việt Nam 2023

Theo ông Nguyễn Văn Khoa - chủ tịch VINASA - Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số Việt Nam 2023 chứng kiến rất nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về chuyển đổi số - Ảnh: S.HÀ

Samsung Thái Nguyên, PVN, Petrolimex, Lọc dầu Bình Sơn, Viettel… là những đơn vị nằm trong top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietnamNet vừa công bố Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2023.

Trong đó, Công ty TNHH Samsung Electronis Việt Nam Thái Nguyên vẫn giữ vị trí đầu trong top những doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

Vị trí thứ 2, 3, 4 thuộc về 3 doanh nghiệp trong lĩnh vực xăng dầu là: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Công ty Cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn.

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam lần lượt giữ vị trí 5,6,7 trong bảng xếp hạng.

Các doanh nghiệp tư nhân nằm trong top 10 của bảng xếp hạng này có Tập đoàn Hoà Phát và Vingroup, lần lượt sếp vị trí thứ 8 và 10. Vị trí thứ 9 thuộc về Ngân hàng BIDV.

Đáng chú ý, 2 cái tên nằm trong Top 10 năm ngoái là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) không còn nằm trong Top 10 năm nay.

Bên cạnh việc công bố Bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2023, Vietnam Report cũng công bố Bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2023.

Trong đó, đứng đầu vẫn là Tập đoàn Hoà Phát, xếp sau là tập đoàn Vingroup. Vị trí 3, 4, 5 lần lượt là Thế giới Di động, VPBank và Doji.

Masan và Vinamilk lần lượt xếp ở vị trí thứ 6 và 7, trong khi vị trí 8, 9, 10 thuộc về Techcombank, TC Group và Tập đoàn Hoa Sen.

Bảng xếp hạng VNR500 đã bước sang năm thứ 17, nhằm tìm kiếm, ghi nhận và tôn vinh những thành tích xứng đáng của các doanh nghiệp có quy mô lớn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả và ổn định, những doanh nghiệp đã cho thấy bản lĩnh kiên cường trước những cơn sóng biến động bất ngờ từ bối cảnh quốc tế và sự giảm tốc tăng trưởng của nền kinh tế.

Danh sách Top 500 DN lớn nhất Việt Nam 2023 xem tại đây

TOP 10 thương vụ doanh nghiệp Việt Nam mua doanh nghiệp nước ngoài nổi bật, giai đoạn 2009-2023

Ngày 28/11, tại Diễn đàn mua bán - sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam 2023, 10 thương vụ doanh nghiệp Việt Nam mua doanh nghiệp nước ngoài nổi bật (giai đoạn 2009 - 2023) đã được vinh danh.

1. Saigon Coop thâu tóm chuỗi 18 siêu thị Auchan (Pháp)

Năm 2019, Saigon Co.op đã đạt thỏa thuận chuyển giao tất cả hoạt động bán lẻ Auchan tại thị trường Việt Nam với tổng giá trị lên tới 150 triệu USD.

Theo đó, toàn bộ hệ thống, nhân sự, hàng hóa của Auchan tại Việt Nam sẽ được Saigon Co.op quản lý. Các thành viên của Auchan được chuyển đổi sang thành viên của Saigon Co.op theo nguyện vọng.

Sau khi tiếp nhận 18 siêu thị của Auchan, bên mua đã khai trương mới các điểm bán này dưới dạng siêu thị Co.opmart, Co.optra, Finelife.

Tháng 7/2010, Masan Group đã hoàn thành thương vụ M&A doanh nghiệp đầu tiên của mình và lớn nhất trong năm 2010 với việc mua lại dự án Núi Pháo thông qua Masan Resources.

Masan Resources (sau đó đã đổi tên thành Masan High-Tech Materials) đã đi đúng hướng và trở thành một trong những công ty khai thác - chế biến sâu, sản xuất hàng đầu thế giới về Vonfram công nghệ cao, hiện có các tổ hợp sản xuất tại Việt Nam, Đức, Canada và Trung quốc.

3. Vinfast mua General Motors Việt Nam

Năm 2018, VinFast (thuộc Tập đoàn hàng đầu Việt Nam, Vingroup) và General Motors (GM) đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển của cả hai thương hiệu ô tô Chevrolet của GM và VinFast tại thị trường Việt Nam.

Theo nội dung của bản thỏa thuận, VinFast sẽ tiếp nhận hệ thống đại lý uỷ quyền hiện tại của thương hiệu Chevrolet và trở thành nhà phân phối độc quyền các sản phẩm và dịch vụ mang thương hiệu Chevrolet tại thị trường Việt Nam.

Một trọng tâm khác của thỏa thuận này đó là việc VinFast nhận chuyển nhượng, tiếp quản toàn bộ nhà máy GM tại Hà Nội và triển khai những hoạt động đầu tư tăng năng lực để sản xuất dòng xe ô tô cỡ nhỏ hoàn toàn mới được VinFast mua bản quyền từ GM.

Thỏa thuận này cũng đánh dấu việc GM sẽ trở thành một trong những đối tác công nghệ ô tô của VinFast, mở ra những cơ hội tiềm năng để chia sẻ sản phẩm trong tương lai cũng như chuyển giao công nghệ, tạo cơ hội thúc đẩy cả hai thương hiệu cùng phát triển.

4. Công  ty  Vonfram  Masan  (công  ty  con  của  Masan  Resources)  mua  lại  nền  tảng  kinh  doanh vonfram của H.C. Starck Group GmbH.

Năm 2020, Công ty TNHH Vonfram Masan (công  ty  con  của  Masan  Resources) đã hoàn tất giao dịch mua lại nền tảng kinh doanh vonfram của H.C. Starck Group GmbH.

Được biết, H.C. Starck là nhà chế tạo hàng đầu các sản phẩm vonfram công nghệ cao “midstream” (giai đoạn giữa của chuỗi giá trị) như bột kim loại vonfram (tungsten metal powders) và vonfram các-bua (tungsten carbides).

HCS phục vụ các khách hàng trên toàn thế giới với các tổ hợp sản xuất tại châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Quốc. HCS có đội ngũ chuyên gia kỹ thuật chuyên sâu và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng, cũng như vận hành các nhà máy hiện đại, tự động hóa cao để đảm bảo cung cấp cho khách hàng các sản phẩm có chất lượng vượt trội và ổn định.

Với sự thành công của giao dịch này, Masan  Resources chính thức trở thành nhà chế tạo hàng đầu các sản phẩm vonfram “midstream” cho các ngành công nghiệp quan trọng như cơ khí chế tạo máy và công cụ, khai khoáng, ô tô, năng lượng, hàng không và công nghiệp hóa chất.

Giao dịch này không chỉ nâng tầm Masan  Resources trở thành công ty vật liệu công nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam có quy mô toàn cầu, mà còn gia tăng vị thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường vonfram quốc tế nhờ vào nền tảng nghiên cứu phát triển và công nghệ hàng đầu thế giới.

5. Masan Group mua 15% cổ phần của Nyobolt Limited

Năm 2022, H.C. Starck Tungsten Powders (HCS) - Công ty con thuộc Masan Group đã mua 15% cổ phần của Nyobolt Limited, một công ty chuyên cung cấp giải pháp pin Li-ion sạc nhanh.

Thương vụ hợp tác này đã thúc đẩy tầm nhìn của HCS trở thành nhà cung ứng vật liệu công nghiệp công nghệ cao, mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng, thông qua việc phát triển các ứng dụng Vonfram mới.

Bên cạnh đó, khoản đầu tư của HCS cũng giúp Nyobolt xây dựng các cơ sở sản xuất anode và mở rộng các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D). Ngoài ra, thỏa thuận hợp tác này còn phát huy sức mạnh hiệp lực của cả hai bên.

6. TH Group mua Nhà máy đường Tate & Lyle (Anh)

Năm 2011, Công ty CP Sữa TH (TH Milk) đã chi hơn 52 triệu USD để mua lại Công ty Mía đường Nghệ An Tate & Lyle ở Nghệ An, ghi tên vào TOP những thương vụ M&A “khủng” có yếu tố nước ngoài.

Thương vụ M&A này được thực hiện sau khi đã trải qua một quy trình đấu giá quốc tế với sự tham dự của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Quy trình đấu giá cũng có sự tham gia của các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp hàng đầu như các ngân hàng Rabobank, Rothschild, các công ty tư vấn luật Freshfield, Baker&McKenzie.

Sau khi tiếp nhận quyền sở hữu nhà máy, TH Milk rà soát toàn bộ thực trạng của nhà máy, đặc biệt là chiến lược phát triển vùng nguyên liệu trồng mía.

7. Tập đoàn TTC mua lại Mía đường Bourbon Tây Ninh

Công ty cổ phần Mía đường Bourbon Tây Ninh, tiền thân là Công ty TNHH Mía đường Bourbon Tây Ninh (SBT) được thành lập từ năm 1995 với vốn điều lệ ban đầu là 28,5 triệu USD.

Trong đó tập đoàn Bourbon của Pháp góp 70% vốn và hai đối tác Việt Nam là Công ty Liên hiệp Mía đường II và Liên hiệp Mía đường Tây Ninh, góp lần lượt 15% và 15%vốn.

Thời điểm mới thành lập, Bourbon Tây Ninh là nhà máy mía đường hiện đại bậc nhất Việt Nam giai đoạn đó với lợi thế chủ động được vùng nguyên liệu.

Cuối năm 2010, tập đoàn Bourbon thoái vốn tại SBT, chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần sở hữu cho đối tác Việt Nam. Bên đối tác mua lại phần lớn cổ phần chính là CTCP đầu tư Thành Thành Công của doanh nhân Đặng Văn Thành.

8. Bamboo Capital mua cổ phần Công ty Bảo hiểm AAA từ Tập đoàn IAG (Úc)

Năm 2021, Bamboo Capital và đơn vị thành viên là BCG Financial đã mua lại 80,64% cổ phần Bảo hiểm AAA của Tập đoàn Bảo hiểm Úc IAG (IAG).

Bamboo Capital sẽ mua lại 79,7 triệu cổ phiếu, tương đương sở hữu 71% vốn điều lệ doanh nghiệp này. Còn BCG Financial mua lại 10,8 triệu cổ phiếu, tương đương sở hữu 9,64% vốn điều lệ. Giá trị thương vụ  khoảng 36 triệu USD.

9. THACO mua lại siêu thị E-Mart

Cuối năm 2021, THACO đã chính thức trở thành chủ sở hữu mới của Emart Việt Nam. Theo đó, công ty của tỷ phú Trần Bá Dương chịu trách nhiệm điều hành, quản trị và mở rộng hệ thống siêu thị Emart tại Việt Nam.

Năm 2022, Emart Việt Nam khẩn trương triển khai kế hoạch khai trương thêm hai đại siêu thị: Emart Sala Thủ Thiêm (tháng 10/2022) và Emart Phan Huy Ích (tháng 12/2022).

Đồng thời, đặt kế hoạch đạt 20 siêu thị trong 5 năm tới, đến năm 2026 mục tiêu doanh thu 1 tỷ USD, trở thành đại siêu thị có thị phần số 1 tại Việt Nam.

10. Vinamilk mua lại Công ty Sữa Driftwood Dairy Holding Corporation của Mỹ

Năm 2016, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài phê duyệt tăng vốn đầu tư của Vinamilk vào Driftwood Dairy Holding Corporation.

Theo đó, Vinamilk đã được chấp thuận phê duyệt tăng vốn đầu tư thêm 3 triệu USD vào Driftwiood, nâng tổng vốn đầu tư vào đơn vị này lên 10 triệu USD và tăng tỷ lệ sở hữu từ 70% lên 100%.

Driftwood là một công ty con của Vinamilk có trụ sở chính tại bang California, Hoa Kỳ. Driftwood là công ty chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm từ sữa như: sữa tươi, sữa đậu nành, kem sữa…, nước hoa quả và đồ ăn nhẹ… Các sản phẩm được phân phối tại thị trường California và có thể được xuất khẩu.

Thông tin về Driftwood Dairy từng được Vinamilk đề cập trong báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2013. Tuy nhiên đến tháng 12/2014 Vinamilk mới chính thức nhận được giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài về việc chi 7 triệu USD mua lại 70% cổ phần của Driftwood Dairy.